top of page

KHO TÀI LIỆU MÔN HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT HÓA HỌC HUS (khóa K58).

  • Ngọa Vân
  • Sep 30, 2015
  • 14 min read

"Bằng thì người ta bìa sẵn cho bạn rồi, viết gì lên đó là do bạn thôi "

A. NGUYÊN TẮC học cơ bản


1. Tạo nhiều mối quan hệ với các anh chị khóa trên cùng ngành. Nên có máy tính kèm tai nghe để học online nhiều. Chuẩn bị đầy đủ giáo trình, mượn thư viên, mua, xin anh chị khóa trên nhưng cần đầy đủ, không tiếc tiền cho dụng cụ học tập hay photo tài liệu. Các bạn search google khung đạo tạo ngành mình để biết cần học những môn gì nhé. Tài liệu ngoài chủ yếu ở ba nguồn : Youtube, Site CLB sinh viên Tự nguyên, và google




2. Chăm chỉ đọc giáo trình, thật sự chăm chỉ, vì nó rèn kĩ năng tư học cho công việc sau này, học đại học là học cách tự học, thường thì 1-2 buổi là hết một chương, nên chú ý mỗi ngày phải dành ra ít nhất 1h buổi tối đọc giáo trình. Cần chú ý cách đọc sách khoa học khác sách văn học, các bạn cần chú ý.

3. Có số note các mục yêu thích, các từ khóa. Đọc sách dài rằng rặc nhưng một trang luôn chỉ có vài từ khóa mấu chốt thôi, đọc hết một mục, một chương phải thở dài, nghĩ lại xem chương dó nó nói về cái gì. Ví dụ đọc cả quyển hóa lý 1 nhưng mấy ai hiểu được hai chữ “ Lượng Tử” hay “ Đinh đề không phân biệt các hạt rời rạc”… là gì ? Phải luôn đặt các câu hỏi và tìm cách trả lời. Tham khảo cách đọc sách tại link : https://hocthenao.vn/2014/11/28/toi-ban-doc-nguyen-thi-ngoc-minh/

4. Một tuần nên ít nhất một lần giơ tay phát biểu, môn nào đọc kĩ đọc trước thấy chưa hiểu mạnh dạn trao đổi với thầy. Cái gì nói ra sẽ nhớ được lâu, bên cạnh đó phát triển kĩ năng mềm. 5. Các khái niệm mới, thấy hay hay thì nhớ search trên internet ngay, để mà đọc tài liệu update không lỗi thời khi đi làm đó. Ví như học thực tập hóa lý bài keo tụ xong cũng thử về tìm hiểu xem ngành môi trường họ làm thế nào keo tụ PAC cả một cái hồ 5000m khối, có phải cứ đổ vào là xong ko ? ( pH, chất trợ lặng ntn…)

6. Nên có một nhóm bạn học với nhau, ở cùng nhau thì tốt, không thì đi học ngồi gần nhau, thường xuyên tự đặt câu hỏi cho nhau sau khi tan giờ học. Mấu chốt ở đây là câu hỏi WHY ? Sẽ rất thú vị đó. Mình trước ở LSV cùng một anh bạn, hai thằng cùng nhau cày hữu cơ rất thú vị.


7. Tính toán điểm cho cẩn thận, tránh để rơi vào những điểm thiếu 0.1 – 0.2 là lên B+ với A. ( Đùa mình thấy tính điểm chuyển từ 10 sang hệ 4 , vô lí và rơi rụng điểm quá. Bạn để ý 0.1 điểm hệ 10 sang hệ 4 có thể lên được cả 0.5 điểm ).

8. Muốn lấy học bổng thì chọn một kì nào mà học những môn thật yêu thích đó, muốn biết môn nào mình yêu thích thì phải tìm sách đọc trước hoặc tham gia các lớp đó kì trước đó. Nói chung cần có chút chiến thuật.

9. Chú trọng tiếng anh, cày tiếng anh cẩn thận, có khả năng trên 650 Toiec, hay 5.5 Ielts thì thi luôn ngay, tốt nhất hè năm học thứ 3 nên cố gắng tham gia một chương trình trao đổi quốc tế, làm hộ chiếu ngay nữa nhé. Còn nếu chưa may mắn thì cũng cố gắng tìm một cuốn sách đại cương ngành mình bằng tiếng anh, rồi in ra , mỗi ngày đọc vài trang, đảm bảo sẽ thấy hứng thú lạ thường.

10. Kì học thứ 8 thường rất nhàn rỗi, nên cố gắng đi làm việc ở một vài công ty nào đó. Muốn như vậy thì các môn học khác nên đừng để nợ và khóa luận tốt nghiệp cần làm cho tốt.


Note: Tìm đề các môn tại website của CLB Sinh viên Tự nguyện đó.

(https://sites.google.com/site/tunguyenclb/who-we-are/tailieuHUS)


B. Chi tiết các nhóm môn học


Học kì 1: Key : Các môn đại cương đều có trên youtube

  • Những nguyên lí cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin 1 : học cho cẩn thận, lên mạng mà học, xong hãy đọc sách, vì các bạn có thể thấy sách quá hàn lâm. Đây là một học của cuộc đời, học phân biệt rõ chương nào, học nguyên lí nào. Cần nhớ : Định nghĩa kinh điểm của Mác về Vật chất là gì ? 2 nguyên lí, 3 đinh luật, 6 cặp phạm trù là gì ? Cách con người ta nhận thức là ntn ? Chương cuối là cách phân chia xã hội với cách thức sản xuất và lực lượng sản xuất, cách phân chia này sẽ ảnh hưởng đến thể chế xã hội nước đó….. Ôn thi thì qua Nhân Văn mua tập tài liệu photo ngoài quán nhé, học thuộc đc 7 -8 điểm, nên cần hiểu để phân tích điểm cao hơn) ( lên youtube mà search, nhiều bài giảng lắm, ko thì sang nhân văn, kiếm ông thầy nào điên điên dạy môn này chui vào sẽ học được nhiều điều . Ví dụ : https://www.youtube.com/watch?v=moyTMmrDgik&list=PLN0bQ4e7Bx_bsvcuWMLJxONDdTh1_ifuB )

  • Đại số tuyến tính : môn này cần chú ý cách tính ma trận, nhân chia mà trận, đoạn chương cuối học không gian vector là kiến thức khá trừu tượng cố gắng phân biệt tuyến tính là gì ? độc lập vs phụ thuộc tuyến tính. Phần ma trận thì cần liên tưởng như là giải hệ phương trình đó, ma trận sẽ ảnh hưởng nhiều đến môn Hóa Lý 1 và Hóa học đại cương 1 đó. ( link : https://www.youtube.com/watch?v=Fe4ZNg2n5_I&list=PLaHIAHYVWdpXwMIe2XCdyF6hgLfH5QQvR )

  • Giải tích 1 : Bạn nào học chương trình chuẩn tại cấp 3 có thể sẽ bị bỡ ngỡ vs các khái niệm này. Bình tĩnh mua sách lớp 12 về đọc lại. Về cơ bản cần phân biệt rõ các mức. Một là hàm số có giới hạn, sau đó có liên tục, và nữa là có đạo hàm tại điểm Xo đó ? Bạn nào muốn học sâu để lấy điểm cao thì search tài liệu của thầy Nguyễn Xuân Thảo nhé


  • Hóa đại cương 1: Môn này thì huyền thoại rồi, vì muốn hiểu nó các bạn phải học đến năm 3. Nhưng các thầy cô cũng không ép các bạn quá đâu, có thể ban đầu môn này hơi có tính học thuộc nhưng các bạn cứ chịu khó lưu máy móc vào đầu đã nhé. Đặc biệt là cách vẽ MO, định thức thế kỉ, các thuyết lai hóa VB khác gì MO. Môn này hãy học như môn học thuộc, chăm ghi bài và xem kĩ các bài giải trong sách thầy Thiềm, thầy Nhiêu. vhttps://www.youtube.com/watch?v=3EBOio0tUbo




Học kì 2 : Nên sớm hoàn thành các môn học đại cương khác

  • Nguyên Lí 2 : môn này dạy cách bạn về cách kinh doanh, cách tư bản ra đời hình thành. Bài tập môn này có thể làm nhiều bạn chóng mặt, nhưng vô cùng đơn giản nếu bạn bình tĩnh phân tích giống như một nhà kinh doanh vậy, bỏ tiền ra dạng như c , bóc lột đc bao nhiêu thì chính là tỉ suất giá trị thặng dư, còn giá trị thăng dư như là tiền lãi đút túi đó. Giữa kì môn này sẽ có một bài kiểm tra đó, học cẩn thận từ đầu nhé. ( youtube vẫn có nhiều bài giảng nếu cần , còn đơn giản hóa các bạn mua giáo trình của học viện ngân hàng môn này nhé, mình thấy họ viết dễ hiểu gần gũi hơn, và lại mỏng nữa , http://mis.tailieu.vn/doc/giao-trinh-nhung-nguyen-ly-co-ban-cua-chu-nghia-mac-lenin-2-283096.html)

  • Giải tích 2 : học tốt giải tích 1 một tí thì rất dễ thôi, tính tích phân là chủ yếu, nhưng các bạn học cần đọc kĩ các ví dụ trong giáo trình, ko cần đọc đâu xa, giáo trình viết ví dụ rất hay, cách tính thể tích một cái bể bằng tích phân hai lớp, ba lớp, cách tìm trọng tâm của vật thể … Học kĩ vì nó rất cần nếu bạn muốn đi làm kĩ sư hay bất cứ việc gì liên quan đến khoa học…. Ngành hóa ko cần đọc hết quyển đó, nên xin đề cương giảng của cô giáo để biết đường mà đọc sách nhé.

( Link bài giảng ví dụ:

  • Cơ Nhiệt : Môn này cần chọn thầy dạy dễ hiểu là được, bài toán giải cơ nhiệt hay là có trong các sách giáo khoa cấp 3 của thế hệ thi đại học năm 2000-2005 đó, các bạn tìm mua các sách cũ đó để đọc dễ hiểu hơn vì giờ thi trắc nghiệm nên các bạn ko hiểu rõ cách trình bày cũng như hệ quy chiếu các thức. Học cẩn thận phần Momen nhé, để sau này học môn Truyền Khối ( 6 tín đó ) ( ví dụ phần ném xiên : https://www.youtube.com/watch?v=XDQrZBC3t2Y&t=1s )

  • Tin cơ sở 3 : môn này lập trình C, mình ko biết nhiều nhưng về cơ bản mình thấy nó rất logic và dễ, chăm đọc là đc. Cần pro thì ra quán mua sách lập trình thêm.

  • Hóa đại cương 2 : Lại là môt môn học khó nhằn nữa của khối Hóa đây rồi. Kiến thức nhiều và tính toán thì phức tạp. Bạn nào hồi cấp 3 học đội tuyển Hóa rồi sẽ thấy gần gũi hơn, còn không các bạn cần đề cao môn này học cho cẩn thận vì nó là cơ sở Hóa học đó. Lúc này cũng thử tìm một tài liệu tiếng anh môn này đọc thử nhé, nó dễ hiểu hơn đó.

( Tham khảo link nhé : https://www.youtube.com/watch?v=dS_APgCeqsI )

  • Thực tập HÓA ĐẠI CƯƠNG : Mua áo blouse sịn sịn tí, chú ý vở ghi chép lại cẩn thận chỉ là môn này mình thấy cứ chăm ngoan là được, chưa có gì khó khăn lắm cho đến lúc thi. Các thắc mắc các bạn có thể hỏi các anh chị khóa trên , hãy giữ liên lạc với họ ko là đến lúc ko biết hỏi ai đâu. ( Link tham khảo trường khác : https://www.youtube.com/watch?v=OMpyL3ReGBk&list=PLKZd6pSnwQqjS84qaKQ9tFwR_YAQkIH-u )


  • Khoa học Trái đất và cơ sở văn hóa: có đề cương để học, bên cạnh đó chăm chỉ làm thuyết trình và lấy kinh nghiệm để sống nhé.

KÌ 3 : VẤT VẢ ĐÓ

  • Hóa phân tích : Rất khó khăn khi giáo trình mỗi thầy cô một khác, nhưng mình thích nhất là bộ sách 3 tập của thầy Nguyễn Tinh Dung, các bạn mua ngay tại hiệu sách cạnh trường. Mình có link tap 2 media thôi , môn này đòi hỏi các bạn cần chăm, chú ý kĩ lưỡng những gì cô dạy, lên soạn bài trước và đặc biệt là bài tập làm bao nhiêu cũng ít, môn này gần gũi với Hóa Đại cương 2 (http://www.mediafire.com/file/scp558ys7f663rc/PhanTichNTinhDung2.pdf https://www.youtube.com/watch?v=3bJFh9hIghU&index=2&list=PLWH5VUAsyFwWL8oUaSkeQGu6AC5tnIqtA )

  • Hóa học vô cơ 1 : Môn này các bạn có thể để hè học cũng được, hè học cùng hệ lớp Y Dược có vẻ nhẹ hơn, vì về cơ bản môn này là môn học thuộc à. Tìm đề cương 50 câu và học thôi, ko cần lo lắng gì, nếu thấy kì này học nặng rồi có thể cân nhắc. Thực tập Hóa Vô cơ 1 học cùng hoặc sau lí thuyết cũng đc, đừng lo, vì bạn cần xin một quyển ghi chép cũ của anh chị khóa trước, sẽ nhiều kiến thức phải học thuộc đó, ko tự mình học hết đc đâu.

  • Hóa học Hữu cơ 1 : dành nhiều thời gian để đọc giáo trình của cô Ngô Thị Thuận, ai học đội tuyển cấp 3 vào vòng quốc gia thì chắc ôn xong quyển này rồi, xin thầy đề cương để biết cần đọc phần nào, mấy chương đầu có thể dễ nhưng đoạn cuối thì ôi thôi phức tạp. Hoặc đến chủ đề nào cần search chủ đề đó xem. Hệ lớp B nên học thầy Bôi, thầy Đậu. ( ví dụ : https://www.youtube.com/watch?v=gX_VT73toBk )

  • Có thể học vượt thực tập hóa lý 1 đi, có 7 bài thôi, mà thầy cô yêu quý sinh viên lắm, nhưng lý thuyết môn này thì lại nghiêng nhiều về môn HÓA LÝ 2 cơ, nên nếu học vượt thì mượn sách hóa lý 2 về mà đọc. Đừng lo mình học vượt rồi, ko sao đâu vẫn A+ được.

  • Điện Quang : các bạn cần phải học giải tích 2 xong hãy học nhé. Các bạn search bài giải trên youtube cũng nhiều đó. Tìm mua sách giải bài tập vật lí đại cương nữa nhé. Nhiều bạn ko học được môn này vì không hiểu được các khái niệm tích phân là gì, hai ba lớp giải như nào. Hãy xem lại các ví dụ trong sách giải tích 2 nhé. ( Có tài liệu tại trang của CLB đó, or phần Quang tại youtuber : https://www.youtube.com/channel/UCcg7ZwDzfYoGBs9hucr6ECw/videos )

  • Thực tập Vật lí đại cương : Mình chỉ biết các bài thực tập làm tại T3 thôi nhé, môn này có hai nhóm thực tập khác bài nhau. Các bạn tham khảo cách thực hiện tại

Kì 4 : Ngập đầu thực hành

  • Thực tập Phân tích : huyền thoại, đề thi cũng huyền thoại. Hãy giữ liên lạc với khóa trên, ghi chép đầy đủ, mấy bài chuẩn độ đầu thì dễ, càng về complexon và điện thế càng phức tạp, học bài nào search youtube bài đó xem trước, 10 tuần ko đc nghỉ đâu, chuẩn bị kĩ lưỡng nhé. Note thật kĩ nhưng điều thầy cô nhắc ngoài sách nhé.

  • Thực tập hữu cơ 1 : Đơn thuần ko phức tạp như TT phân tích, học chú ý tìm đúng trang, đừng chủ quan là được. Chủ yếu là chọn bếp đun cho khỏe để được về sớm , hehe. Đố các bạn biết sao nước đá cho thêm muối thì sẽ lanh hơn : )) . Chú ý bài thí nghiệm dùng với KMnO4 để oxi hóa nhé, nguy hiểm đó.

  • Hữu cơ 2 : nhẹ hơn hữu cơ 1 nhiều, bí quyết vẫn như thế, nhưng hệ lớp B cũng ko cần dùng nhiều kiến thức hữu cơ sâu lắm nên các thầy cô cũng sẽ ưu ái hơn, nên đăng kí đúng lớp nhé. Cũng bắt đầu thử xem những video tiếng anh họ dạy đi nhé, học tiếng anh chuyên ngành luôn. ( Video mình làm : https://www.youtube.com/watch?v=MKjZqoWqL5g&feature=youtu.be )

  • Thủy Khí và Các Kĩ thuật phản ứng: Môn này tính toán nhiều, bạn cần hiểu rõ bản chất của áp suất, cách tính áp suất theo độ sâu,… Bạn xem lại sách cơ nhiệt nhé, có những bài tính momen gần gũi lắm. Học thủy khí cẩn thận để sau này ra đi làm chọn cái máy bơm nào cho đúng với yêu cầu công nghệ nữa.

  • Các phương pháp phân tích công cụ : Môn này huyền thoại vì kiến thức học ko đc thực hành nên các bạn cứ như gà mắc tóc vậy. Cố cũng ko hiểu được. Bây giờ chỉ có một cách như này, các bạn chịu khó học đến bài nào search video youtube bài đó, lấy giáo trình đọc nguyên lí trước. Về cơ bản môn này như này : bạn sẽ lẫy một mẫu ( ví dụ mẫu sản phẩm công ty nào đó ), bạn cần làm hai việc phân tích : 1 tách riêng từng chất có trong đó , rồi xem chất đó là chất gì - thành phần chiếm bao nhiêu. Tương ứng với một máy – một công cụ phân tích sẽ có hai khối, một khối tách chất và một khối phân tích:


Khối tách chất có thể kể đến các phương pháp : HPLC, GC,

Khối Phân tích hay gọi là detector phát hiện : UV, ABS, AAS, TCD, ECD… sịn nhất là MS ( chi tiết https://www.scribd.com/document/354409980/TIM-HIỂU-CAC-LOẠI-DETECTOR-SỬ-DỤNG-TRONG-SẮC-KÝ-KHI-SẮC-KÝ-LỎNG) Học đến bài nào , cố gắng định rõ xem là đang học khối nào, và xem trên youtube bài đó để hiểu nhé.

( Ví dụ :


Học kì 5 : Êm dịu và chuyên ngành

  • Hóa lý 1 : học hiểu các tiên đề ban đầu rất quan trọng rồi một thời gian, tiếc là chưa có video tiếng việt cho các bạn trên youtube đâu, mình học theo một video của thầu nước ngoài, rất hay và gần với giáo trình thầy Nhiêu viết. Còn nếu bạn ko nghe đc cũng đừng lo lắng quá, hãy tìm sách của thầy Phan Kim Long nhé, có hướng dẫn giải cẩn thận, thêm vào đó thầy Thọ cũng không khó tính môn này đâu. Bạn nào yêu thích thì tìm sách Cơ học lượng tử của Khoa Lý để đọc thêm.


  • Thực tập hóa lý 1 : nhưng kiến thức là của môn lý thuyết Hóa lý 2 nhé, các bạn đọc giáo trình kĩ để thực hiện, đọc kĩ và luôn hỏi câu hỏi vì sao nhé, đề cương câu hỏi khó môn này mình có soạn và để ở website của CLB Sinh viên Tự nguyện nhé.




  • Hóa kĩ thuật : Môn này gồm ba phần, ba thầy cô dạy, các bạn cứ học theo sách thôi không quá khó, mình có một bài giải thích các dây truyền công nghệ tại bên site của Tự nguyện rồi. Môn này thầy cô hơi kĩ tính, các bạn chú ý nhé. Môn này học cách khảo sát một hệ dây truyền hóa học, đầu vào đầu ra, lưu lượng ảnh hướng tới độ chuyển hóa,….

Bài tập lấy thêm tại quyển này hay



  • Tách chất và truyển nhiệt truyền khối : môn này tách chất các bạn học cho thật cẩn thận, nhất là các bài chưng cất, sau này còn đi làm nữa, truyền nhiệt truyền khối nhiều công thức nhưng quan trọng là phải nhớ ý nghĩa của các công thức nhé. Một bí quyết cho cả hóa kĩ thuật, tách chất, và thực tập hóa lí 1 là các bạn học môn HÓA LÝ 2 trước, thật giỏi thì ba môn này như đi chơi thôi. Cho nên khuyên các bạn học vượt HÓA LÝ 2 càng sớm càng tốt.

Tính số đĩa ly thuyết :https://www.youtube.com/watch?v=kawOun_ytYI


  • Xác suất thông kê : Các bạn học trên youtube nhiều nhé, quan trọng vẫn là học ý nghĩa để sau này đi làm ở phòng phân tích sản phẩm QA/QC/KCS , cần đi lấy mẫu thì cần lấy bao mẫu ? Độ lệch chuẩn bao nhiêu là đc ?

HỌC KÌ 6 : Tập trung báo cáo NCKH

  • Cơ sở Hóa vật liệu : Môn này các bạn học để nhiệt luyện thép. Và môn này cần đến Hóa Lý 2. Học tại link youtube :

  • Hóa lý 2 : Môn này xuất hiện rất nhiều trong các môn phía trên nhưng giờ mới nói, môn này nhiều tín, gồm 3 phần. VÌ THẾ NÊN HÃY HỌC VƯỢT HÓA LÝ 2 CÀNG SỚM CÀNG TỐT, mình học từ năm hai luôn :p

Phần 1 Nhiệt động học : liên quan nhiều kiến thức Cơ Nhiệt, mua sách bài tập phần Nhiệt – Vật lý đại cương 1 Lương Duyên Bình mà làm các bạn ạ.

( Phần : Khí lí tưởng : https://www.youtube.com/watch?v=OW906LOLOHc

Phần : các nguyên lí cơ bản cứ search youtube nhé

Bạn nào đuối quá do mất gốc thì xem video này trươc nhé


Phần 2 Điện hóa học : thì các bài tìm các bài tập điện học của trương ĐHHP nhé. (https://www.scribd.com/doc/110378071/bai-tập-hoa-lý-3-điện-hoa-học-DHHP )


Phần 3 Động học phản ứng thì là các bậc phản ứng, sử dụng tích phân hai vế và các giả thuyết va chậm, các bạn cứ tự tin vì cũng dễ hiểu thôi, chăm đọc slide và mượn giáo trình 3 bộ về cày nhé. Môn này đặc biệt quan trọng nên các bạn học cẩn thận nhé.


  • Thực tập Hóa kĩ thuật : Rất vất vả, nhưng không quá khó nếu bạn nắm vững kiến thức hóa lý và chăm đọc tài liệu. Các bài thực tâp như hấp phụ rượu bằng C hoạt tính, lọc khung bản, khảo sát bậc phản ứng, mô phỏng quá trình sản xuất axit sunfuric…. ( Tham khảo một bài nhé :

  • https://www.youtube.com/watch?v=6yQzjsLjNoE)



Chủ yếu kì này các bạn cần chú ý nữa là báo cáo NCKH rất ấn tượng nếu có giải đó. Mình có bài viết riêng về học phần này rồi đó.

Kì hè năm 3 đi thực tập theo bộ môn đăng kí gồm Hóa dầu, Công nghệ, Môi trường Sang năm cuối cũng học trong kì 7 tại bộ môn đó, kì cuối kì 8 thực hiện đề tài khóa luận. Mình châm ngôn với bản thân như thế này "Bằng thì người ta có sẵn cho bạn rồi, viết gì lên đó là do bạn thôi "


Good luck!

  • Ngọa Vân -

 
 
 

Comments


bottom of page